Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế từ cha, mẹ nuôi không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn cho tôi một vấn đề như sau: Năm 2006 tôi được một gia đình nhận nuôi, ba mẹ nuôi của tôi có 3 người con, nay ba mẹ nuôi của tôi đã mất vậy khi chia di sản thừa kế tôi có được hưởng không? Lúc nhận nuôi tôi và ba mẹ nuôi không có làm giấy tờ gì hết, mấy anh/chị thì không chấp nhận chia cho tôi vì cho rằng tôi chỉ là con nuôi của ba mẹ nên không có quyền hưởng thừa kế.

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp cũng như những quy định của pháp luật hiện hành chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất con nuôi có được hưởng thừa kế từ bố mẹ nuôi không? Căn cứ theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì con nuôi được hưởng thừa kế của bố mẹ nuôi và ngược lại, cụ thể:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Thứ hai, con nuôi phải được đăng ký thì mới được pháp luật công nhận cũng như có đầy đủ các quyền của con nuôi bao gồm cả quyền hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ nuôi, căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật Nuôi con nuôi”.

Trường hợp của bạn là con nuôi thực tế nhưng chưa được đăng ký nên bạn không được được pháp luật công nhận mối quan hệ cha, mẹ nuôi với con nuôi. Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi thì phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

“Điều 23. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế

1.Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi, thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ theo khoản 1, Điều 50 của Luật nuôi con nuôi cần đáp ứng những điều kiện sau:

Khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi quy định điều kiện gồm:

“a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.”

Theo những phân tích trên thì bạn sẽ không được hưởng di sản thừa kế của cha, mẹ nuôi vì mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ nuôi của bạn không được pháp luật công nhận.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà công ty của chúng tôi muốn tư vấn cho bạn, nếu bạn còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các phương tiện sau:

Công ty Luật TNHH MTV Vũ Như Hảo và Cộng sự

Luật sư – Thạc sĩ: Vũ Như Hảo

www.LuatSuNhaTrang.vn

Skype: vu.nhu.hao

Yahoo Messenger: hao_vunhu@yahoo.com

E-mail: LawyerVuNhuHao@Gmail.com

Facebook:https://www.facebook.com/LuatsuNhaTrang

Cellphone: 0914 086292

Địa chỉ trụ sở: 16 Mạc Đĩnh Chi, phường Phước Tiến, Tp. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.