ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG TRÁI PHÁP LUẬT, XỬ LÝ KỶ LUẬT SA THẢI NGƯỜI LAO ĐỘNG

sathai1 (1)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong phạm vi cả nước. Các doanh nghiệp có quy mô lớn được hình thành. Trong những năm vừa qua một thực trạng chung xảy ra búc xúc ở các doanh nghiệp lớn trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng là người lao độ tự ý bỏ việc mà không có đơn xin nghỉ việc. Người sử dụng lao động “lắc đầu và bó tay” với cách cư xử của những người lao động này vì họ cư trú không rõ ràng, thưởng xuyên thay đổi thông tin liên lạc.
Tại Nha Trang văn phòng luật sư chúng tôi thường xuyên nhận được câu hỏi từ người sử dụng lao động: “Như thế nào được coi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật? Tự ý bỏ việc mà không xin phép người sử dụng lao động có được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không? Trường hợp này người lao động có thể áp dụng biện pháp sa thải người lao động khi không?”
Nay chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của người sử dụng lao động như sau:
Thứ nhất, người lao động có thể bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
Người lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật khi vi phạm các quy định của pháp luật lao động quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012.
Điều 37, Bộ luật lao động quy đinh thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động phải đáp ứng một số điều kiện phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
– Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn: người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải có một trong các lý do nêu tại điểm a,b,c,d,đ,e,g khoản 1 Điều 37 và tuân thủ thời hạn báo trước tương ứng với các lý do đó tại khỏan 2 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012.
– Đối với hợp đồng không xác định thời hạn: người lao động chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày làm việc bằng văn bản.
Như vậy, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật khi không tuân thủ các điều kiện nêu trên căn cứ vào Điều 37 Bộ luật Lao động 2012.
Thứ hai, trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc không có đơn xin nghỉ việc. Người sử dụng lao dộng đã tìm mọi phương án để liên hệ nhưng không thể liên hệ được với người lao động thì đây có phải là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật không?
Trên thực tế, các doanh nghiệp đều có bản nội quy doanh nghiệp để quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động….khi người lao động đơn phương xin nghỉ việc phải có đơn xin nghỉ việc bằng văn bản và được sự xác nhận của người sử dụng lao động. Ngày người lao động nộp đơn nghỉ việc và được người sử dụng lao động xác nhận làm cơ sở để tính thời gian mà người lao động thực hiện nghĩa vụ báo trước theo quy định của Bộ luật lao động. Nếu chưa có căn cứ để xác định thời điểm người lao động nghỉ việc thì chưa thể coi đó trường hợp người lao động tự ý bỏ việc. Vì vậy, khi người lao động tự ý bỏ việc, bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì chưa được coi là người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Trong trường hợp này, công ty cần có các chứng cứ, biên bản chứng minh xác định chính xác ý định muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh thì đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Thứ ba, đối với việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải
Căn cứ theo Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2012 người sử dụng lao động chỉ có thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động nếu có các căn cứ sau đây:
– Một là, người lao động đã tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm;
– Hai là, người lao động đã không cung cấp được lý do nghỉ việc, hoặc nghỉ việc mà không có lý do chính đáng như thiên tai, hỏa họan, bản thân hoặc thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động (trường hợp bất khả kháng).
Như vậy, đối với trường người lao động tự ý bỏ việc không đến công ty làm, không viết đơn xin phép nghỉ, doanh nghiệp không thể liên hệ được với người lao động thì công ty vẫn phải có chứng cứ chứng minh hai điều kiện trên trước khi xử lý kỷ luật sa thải người lao động. Nếu công ty không chứng minh được hai điều kiện trên mà vẫn tiến hành xử lý kỷ luật sa thải người lao động vì lý do tự ý bỏ việc là vi pháp pháp luật.
Trên đây là một số tư vấn về pháp luật lao động . Chúng tôi hy vọng bải viết sẽ giúp người sử dụng lao động ở Nha Trang nói riêng  và cả nước nói chng hiểu thêm các quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và xử lý kỷ luật người lao động.