THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH
Trong kinh doanh không phải lúc nào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đều được thuận lợi. Vì vậy, có những thời điểm nhà đầu tư phải tạm ngừng kinh doanh trong một thời hạn nhất định. Nhưng khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo tuân thủ theo các điều kiện nhất định. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh được pháp luật quy định như thế nào? Sau đây văn phòng luật sư Vũ Như Hảo và cộng sự sẽ tổng hợp một số quy định của pháp luật về tạm ngừng kinh doanh.
1. Quyền tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Theo điều 200 của Luật doanh nghiệp 2014 như sau:”Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo”
2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Từ 15/11/2014 thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Nghị định quy định về thuế;
“- Đối với người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế đăng ký tạm ngừng kinh doanh, cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Từ các quy định trên, doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chỉ phải nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp về việc doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh.
3. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
1. Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp và đối với Hợp tác xã:
2. Quyết định và bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của:
+ Chủ Doanh nghiệp tư nhân (đối với Doanh nghiệp tư nhân, không yêu cầu biên bản họp);
+ Chủ sở hữu Công ty đối với Công ty TNHH 1 thành viên (đối với Công ty TNHH 1 thành viên, không yêu cầu biên bản họp);
+ Hội đồng thành viên Công ty đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
+ Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần;
+ các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh;
+ Quyết định bằng văn bản và biên bản họp của Ban quản trị hoặc Nghị quyết của Đại hội xã viên đối với Hợp tác xã.
Trên đây là một số quy định về thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp do Văn phòng luật sư Vũ Như Hảo. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về thủ tục tạm ngừng kinh doanh hãy vui lòng liên hệ với văn phòng luật sư chúng tôi: 16 Mạc Đĩnh Chi, Nha Trang, Khánh Hòa.
Luật sư – Thạc sĩ: Vũ Như Hảo
www.LuatSuNhaTrang.vn
Skype: vu.nhu.hao
Yahoo Messenger: hao_vunhu@yahoo.com
E-mail: LawyerVuNhuHao@Gmail.com
Facebook:https://www.facebook.com/LuatsuNhaTrang
Cellphone: 0914 086292